Arrow

Also in Category...

[32 đội bóng trong 32 ngày]- Đội tuyển Iran

Posted by Unknown ~ on Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014 ~ 0 comments

(talkBD) -Hãy cùng talkBONGDA.com điểm qua 32 anh tài sẽ hội tụ tại World Cup 2014 với chuyên mục "32 đội bóng trong 32 ngày" với những bình luận, đánh giá, phân tích lối chơi, lịch sử, họ vượt qua vòng loại, cầu thủ quan trọng nhất, và định nghĩa thành công của từng đội bóng.. 32 đội bóng sẽ được các chuyên gia phân tích, nhìn nhận trong 32 ngày và các đội bóng được chúng tôi xếp theo thứ tự ABC và mong quý độc giả ủng hộ chuyên mục của chúng tôi.


Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran là đội tuyển cấp quốc gia của Iran do Liên đoàn bóng đá Iran quản lý. 
Đây là lần thứ tư đội tuyển Iran góp mặt trong kỳ world cup, và hiện tại họ vẫn là 1 trong 32 đội bóng mạnh nhất thế giới. Mặc dù vậy họ là một trong những đội xếp hạng thấp nhất của FIFA, và là một đối thủ hấp dẫn cho các đội bóng chơi ở kỳ World Cup mùa này.
Huấn luyện viên trưởng Carlos Queiroz đảm nhận chức vai trò dẫn dắt Iran trong kỳ world cup này, mặc dù được giao vào chiếc ghế nóng, nhưng với hệ thống phòng thủ phản công tiêu cực của ông đã không đem lại sự khởi sắc nào cho đội bóng, lối chơi của ông đã thất bại, đội bóng của ông trong bốn trận chỉ ghi bàn vào lưới một đội bóng.
 Bên cạnh lối chơi thực dụng của Iran là không thể ghi được bàn thì họ cũng không dễ để cho đối phương ghi bàn lại, chính điều đó họ chỉ để thủng lưới hai bàn trong tám trận vòng loại, tạo điểm nhấn trong sự phòng thủ tiêu cực, lì lợm và khả năng phục hồi tinh thần của các cầu thủ là rất cao. Mặt khác, bất ngờ thất bại 1-0 trước Lebanon và Uzbekistan cho thấy rằng họ thiếu một sát thủ để để có thể ghi bàn và điều đó-họ đang thiếu một tiền đạo thực sự.

Bắt đầu từ đội hình

Với lối chơi thực dụng của mình, chắc có thể Carlos Quieroz sẽ cho chơi với sơ đồ 4-4-1-1 , vốn đã tạo nên thương hiệu từ vòng sơ loại World Cup của Iran
                                                              4-4-1-1
                                                               Davari
                                      Heydari Montazeri Hosseini Beikzadeh
                                      Shojaei Nekounam Teymourian Dejagah
                                                           Jahanbakhsh
                                                         Ghoochannejad
HLV: Carlos Quieroz

Đội hình Iran
Thủ môn: Daniel Davari (Eintracht Braunschweig), Alireza Haghighi (Sporting Covilha, mượn từ Rubin Kazan), Rahman Ahmadi (Sepahan), Sousha Makani (Foolad Khuzestan).
Hậu vệ: Khosro Heidari (Esteghlal), Hossein Mahini (Persepolis), Steven Beitashour (Vancouver Whitecaps), Pejman Montazeri (Umm Salal), Jalal Hosseini (Persepolis), Amir Sadeghi (Esteghlal), Mohammad Reza Khanzadeh (Zob Ahan), Ahmad Alenemeh (Naft), Hashem Beikzadeh (Esteghlal), Ehsan Hajsafi (Sepahan), Mehrdad Pooladi (Persepolis).
Tiền vệ: Javad Nekounam (Al Kuwait), Andranik Teymourian (Esteghlal), Reza Haghighi (Persepolis), Ghasem Hadadifar (Zob Ahan), Bakhtiyar Rahmani (Foolad), Alireza Jahanbakhsh (NEC Nijmegen), Ashkan Dejagah (Fulham).
Tiền đạo: Masoud Shojaei (Las Palmas), Mohammad Reza Khalatbari (Persepolis), Mehdi Sharifi (Sepahan), Reza Ghoochannejhad (Charlton), Karim Ansarifard (Persepolis, cho mượn tại kéo Sazi), Sardar Azmoun (Rubin Kazan).

Lịch sử
Họ đã được chơi 3 kỳ world cup trong quá khứ, lần gần đây nhất là vào năm 2006, tất cả ba lần vào các năm 1978, 1998, và 2006 thì họ đều bị loại ngay khỏi vòng 32 đội.

Cầu thủ quan trọng nhất
Niềm hy vọng còn lại đặt lên vai của Ghoochannejhad. Kinh nghiệm sẽ giúp anh chơi tốt, cũng như tăng tốc nhanh, tiền đạo 26 tuổi này là một trong những khám phá gần đây của Quieroz, anh  thực hiện một khởi đầu chậm chạp nhưng anh lại ghi bàn trong cả ba trận cuối cùng của Iran trong chiến dịch, bao gồm cả chiến thắng trong trận đấu cuối cùng rất quan trọng với Hàn Quốc.

Làm thế nào họ đến Brazil
Trình độ chuyên môn là không có chỗ để nói đến các cầu thủ trong đội hình của họ, với lối chơi tạo nên cá tính lì lợm, họ tạo nên một thế phòng thủ vững chắc trước khung thành, tuy nhiên với lối chơi thực dụng đó, không có một tay săn bàn thực sự, điều gì đến cũng đã đến khi đối đấu với những đội bóng tấn công mạnh mẽ, khi hàng phòng thủ không chịu được áp lực cao. Như HLV Queiroz gọi đó là "một cuộc hành trình vượt qua địa ngục.
"Vòng bảng đầu tiên được lái khá dễ dàng, nhưng vòng chung kết là căng thẳng cho đến giây phút cuối cùng của trận đấu cuối cùng. Trận thua đầu tiên của Iran chống lại Lebanon cuarlafm cho đoàn quân Queiroz trở nên thiếu tự tin, dẫn đến hệ lụy là một trận thua tiếp theo trước Uzbekistan đã dẩy Iran vào thế khó và số phận của họ chỉ được quyết định ở 3 trận đấu cuối, Nhưng sau đó, tất cả đã đi đúng. Thủ thành Rahman Ahmadi, người đã không phải vào lưới nhặt bóng trong ba trận quan trọng, và trong trận đầu tiên, Ghoochannejhad ghi bàn thắng duy nhất để Iran có một chiến thắng 1-0 trước Qatar. Và sau đó họ thắng Lebanon với tỉ số 4-0 trước khi giành chiến thắng 1-0 đầy kịch tính với Hàn Quốc ( nhờ bàn thắng của Ghoochannejhad)  và chính thức họ có vé đến Brazil.

Trận đấu quan trọng

Thứ Hai 16 tháng sáu:  vs Nigeria (Curitiba) 
Thứ Bảy 21 tháng sáu: vs Argentina (Belo Horizonte) 
Thứ tư 25 Tháng Sáu:  vs Bosnia-Herzegovina (Salvador)

Nhận định

Họ với lối chơi phòng thủ, thiếu một tay săn bàn thực sự, họ luôn chiến thắng với tỉ số 1-0 và gây ra một lối đá tiêu cực.. nhưng lối đá tiêu cực đó đã dẫn đến kết quả là họ đứng đầu bảng ở vòng sơ loại, họ biết cách tận dụng những cơ hội và biết làm chủ tình hình. 
Và chúng ta sẽ chờ đợi xem thử, với đội hình thiếu chiều sâu như vậy thì họ sẽ đi được bao xa trên con đường chinh phục danh hiệu World Cup kỳ này.


Trung Quang-talkBongda News Team


Related Posts

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply

Followers